TUYỂN SINH THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI 2021


03-03-2021

TUYỂN SINH THẠC SỸ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỢT 1 NĂM 2021

(Thời gian tổ chức thi 22,23/5/2021)

 

1.Mục tiêu đào tạo, đối tượng tuyển sinh của chương trình đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội – ĐHSP Hà Nội.

1.1. Mục tiêu chung

      Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội định hướng ứng dụng nhằm đào tạo những công tác xã hội viên, công tác xã hội viên chính có trình độ chuyên sâu,  kiến thức tổng hợp, cập nhật và nâng cao về công tác xã hội, có thể ứng dụng các mô hình lý thuyết trong thực hành thực tế, phát hiện và giải quyết các vấn đề CTXH và phát triển những mô hình phù hợp, có kiến thức và kỹ năng để cung ứng các dịch vụ công tác xã hội, có thể thực hiện nghiên cứu (các chương trình, đề án CTXH), và có thể đào tạo CTXH trình độ đại học, có thể nghiên cứu, tư vấn và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội và phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội định hướng ứng dụng đảm bảo cho người học đạt được các mục tiêu sau đây:

* Về kiến thức:

- Nắm vững kiến thức cơ bản về công tác xã hội hiện đại; cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề của cá nhân, cộng đồng và xã hội.

- Tổng hợp được những kiến thức sâu và có hệ thống về lý thuyết CTXH thuộc một trong các lĩnh vực An sinh xã hội và phát triển cộng đồng; Gia đình và trẻ em, Công tác xã hội trường học; Y tế và chăm sóc sức khỏe tâm thần và những kiến thức cơ sở của các khoa học gắn với CTXH, đạt trình độ chuyên môn vững vàng

- Linh hoạt và sáng tạo trong việc vận dụng những hiểu biết và tri thức khoa học về công tác xã hội vào việc nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển công tác xã hội, phát triển các lĩnh vực xã hội và cộng đồng trong những điều kiện xã hội cụ thể.

 - Nắm vững các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp CTXH và vận dụng trong thực hành hành nghề CTXH, phát triển khả năng tổng hợp hiểu biết về thể chế xã hội, luật pháp và văn hoá của từng cộng đồng đặc thù để vận dụng lý thuyết và thực hành đạo đức,nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội

          - Cập nhật nâng cao những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành CTXH- với tư cách là một ngành khoa học

* Về kỹ năng:

          - Vận dụng những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp củaCTXH giải quyết những vấn đề của CTXH có hiệu quả phù hợp với mục đích và chức năng của CTXH, đạt tiêu chuẩn CTXH viên chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

          -  Ứng dụng mô hình lý thuyết cho thực hành CTXH trong từng lĩnh vực

     -  Phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành CTXH của mình (nghiên cứu đánh giá mô hình).

-Phát triển mô hình lý thuyết cho thực hành thông qua các chuyên ngành của thực hành CTXH có thể chia thành ba nhóm vấn đề là: (1) Công tác xã hội trong các lĩnh vực chính sách,  phúc lợi xã hội và quản trị CTXH,  an sinh xã hội và phát triển cộng đồng; (2) Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế (3) Đào tạo CTXH và công tác xã hội trong trường học

* Về thái độ

-  Xác định giá trị nghề nghiệp đúng đắn và ý thức được vị trí, vai trò của bản thân trong sự nghiệp công bằng an sinh xã hội ở Việt Nam hiện tại và tương lai.

-  Chủ động, tích cực, linh hoạt và sáng tạo trong công tác chuyên môn của bản thân.

* Về năng lực:

        Có thể góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua các hoạt động chuyên ngành đặc thù trong các lĩnh vực cụ thể: tư vấn, tham vấn, trị liệu… trong CTXH với nhóm và cá nhân; xây dựng, đánh giá, quản lý dự án về an sinh xã hội và phát triển cộng đồng; Cung ứng các dịch vụ công tác xã hội.  Ngoài ra, người học có thể giảng dạy, đào tạo cán bộ CTXH ở các ngạch bậc có trình độ tương ứng: Công tác xã hội viên, nhân viên công tác xã hội;  nghiên cứu lý luận CTXH trong các trường Đại học, cao đẳng, và các viện nghiên cứu.

        Vận dụng những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cuủ CTXH giải quyết những vấn đề của CTXH có hiệu quả phù hợp với mục đích và chức năng của CTXH, đạt tiêu chuẩn nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.

          Có năng lực nghiên cứu:Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực hành công tác xã hội. Người học có thể nghiên cứu, phát hiện, giải quyết các vấn đề CTXH thuộc lĩnh vực cụ thể của mình trên cơ sở tự đánh giá hiệu quả hoạt động thực hành của mình. Ngoài ra người học phải có khả năng thiết kế nghiên cứu,  tổ chức nghiên cứu và phân tích số liệu nghiên cứu.

1.3. Nguồn và đối tượng tuyển sinh

Là công dân Việt Nam có đủ điều kiện văn bằng nêu ở mục 2, có đủ sức khỏe và không vi phạm pháp luật. Công chức, viên chức đang trong thời hạn bị thi hành kỷ luật thì không được dự tuyển. Nếu là người nước ngoài, phải tuân thủ các quy định của Bộ GD-ĐT đối với người nước ngoài muốn theo học Đại học, sau Đại học tại Việt Nam

Đối tượng tuyển sinh

a, Chuyên ngành công tác xã hội trong bệnh viện

Căn cứ vào Quyết định số 2514/QĐ-BYT ngày 15/07/2011 về phê duyệt Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020”; Thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện; Vai trò, tầm quan trọng của công tác xã hội trong lĩnh vực y tế (trong các bệnh viện), nhu cầu nguồn phát triển nguồn nhân lực CTXH trong lĩnh vực y tế.

Cùng với sựđồng hành, tham gia giảng dạy của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế và công tác xã hội, khoa công tác xã hội – ĐHSP Hà Nội tổ chức chương trình đào tạo thạc sĩ Công tác xã hội (chuyên sâu vào CTXH trong lĩnh vực y tế).

Cán bộ, nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, người có nhu cầu trở thành cán bộ, nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.🎉

Chương trình CTXH trong lĩnh vực y tế tập trung vào một số chuyên đề:

📌Tổng quan CTXH trong lĩnh vực y tế

📌Tham vấn và trị liệu tâm lý

📌CTXH trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần

📌Kỹ năng xử lý khủng hoảng trong y tế

📌Chính sách y tế và vận động chính sách cho bệnh nhân

📌Quản lý trường hợp trong y tế

📌Truyền thông công tác xã hội trong lĩnh vực y tế

📌Thực hành CTXH trong lĩnh vực y tế

 

- Người có bằng đại học hệ chính quy và tại chức, từ xa từ các chuyên ngành Công tác xã hội và các ngành đào tạo phù hợp và gần với chuyên ngành CTXH: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Triết học, Giáo dục đặc biệt, Luật học, Y học, Y tế công cộng, Sư phạm, v.v.) hoặc có ngành khác có nhu cầu trở thành một người làm CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện

 

b, Chuyên ngành công tác xã hội chung

Cán bộ đang công tác tại các cơ quan ban ngành của Chính phủ; trong các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp; các tổ chức phi chính phủ đã có bằng Đại học

- Cán bộ đang công tác trong ngành “Lao động, Thương binh và Xã hội” (phúc lợi xã hội, gia đình và trẻ em, v.v.), trong ngành “Y tế” (CTXH bệnh viện, CTXH cộng đồng,CTXH với các đối tượng HIV, CTXH với dân số sức khoẻ sinh sản, v.v.), ngành “Toà án và Trại giam” (CTXH với người đang bị cải tạo, CTXH với những người được tái hoà nhập cộng đồng, CTXH với người nghiện ma túy v.v.),cán bộ trong lực lượng vũ trang ( công an, bộ đội ), những người hoạt động trong lĩnh vực trị liệu và tham vấn, v.v.

  - Những người đang hoạt động tham vấn CTXH và những người đang làm việc trong các chương trình xã hội đã có bằng đại học nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành CTXH

   -  Những người đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo:  đang dạy CTXH tại các trường Đại học, Cao đẳng ,Trung cấp;

   - Các cán bộ, giáo viên đang công tác tại các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT có nhu cầu công tác trong lĩnh vực CTXH học đường.

2. Các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và các môn bổ sung kiến thức của chuyên ngành Công tác xã hội

1. Ngành đúng: Công tác xã hội

 2. Ngành gần:

Nhóm 1: Tốt nghiệp đại học các ngành: Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục học, Quản lý xã hội, Giáo dục công dân

- Nhóm 2: Tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành:

Khoa học giáo dục (5214):Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị, Giáo dục quốc phòng-an ninh, Giáo dục thể chất, Sư phạm các ngành: Toán học, Vật lý, Ngữ văn,....

Nhân văn (5222): Tiếng Việt và văn hóa Tiếng Việt, Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Việt Nam học, Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Trung,...), Triết học, Lịch sử, Ngồn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Quản lý văn hóa,...

Khoa học xã hội và hành vi (5231): Kinh tế học, Kinh tế quốc tế, Chính trị học, Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Quản lý Nhà nước, Nhân học, Tâm lý học giáo dục, Địa lý học.

Báo chí và thông tin (5232): Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Khoa học thư viện, Thông tin học, Lưu trữ học, Xuất bản, Kinh doanh xuất bản phẩm

Kinh doanh và quản lý (5234): Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Kinh doanh thương mại, Kinh doanh quốc tế, Tài chính-ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng.

Pháp luật (5238):  Luật, Luật Kinh tế, Luật quốc tế

Sức khỏe (5272): Y học, Y tế công cộng, Dược học, Điều dưỡng, Quản lý bệnh viện

Kinh tế gia đình (528105): Kinh tế gia đình

An ninh - Quốc phòng (5286): Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; Quản lý, giáo dục và cài tạo phạm nhân.

Hành chính học...

3. Chương trình bổ sung kiến thức

 

1 – Nhóm 1

 

 

 

2 – Nhóm 2

TT

Môn học

Số tín chỉ

 

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Nhập môn Công tác xã hội

2

 

1

Nhập môn Công tác xã hội

2

2

Công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm

2

 

2

Công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm

2

3

Tổ chức và phát triển cộng đồng

2

 

3

Tổ chức và phát triển cộng đồng

2

4

Nhập môn Quản trị trường học

 

 

4

Nhập môn Quản trị trường học

2

 

 

5

Công tác xã hội trường học

2

 

4. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

+ Thời gian đào tạo: 18-24 tháng (Thời gian đào tạo kéo dài không quá hai năm).

+ Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung (Có thể học vào các buổi tối từ thứ hai đến thứ sáu hoặc hai ngày thứ bảy và chủ nhật).

5. CÁC MÔN THI VÀ THỜI GIAN THI TUYỂN

Người dự tuyển thi 3 môn (thi viết):

- Ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung) theo dạng thức trắc nghiệm, thời gian thi: 120 phút.

- Môn cơ bản: Hành vi con người và môi trường xã hội, thời gian thi 180 phút.

- Môn cơ sở: Công tác xã hội tổng hợp, thời gian thi 180 phút.

(Chương trình các môn thi tuyển xem trên trang web của Trường ĐHSP Hà Nội http://hnue.edu.vn)

6. Điều kiện thực hiện

a. Nộp hồ sơ đăng ký dự thi:

- Hình thức nộp hồ sơ: trực tuyến.

- Địa chỉ nộp hồ sơ: http://sdh.hnue.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh-online.

- Thời gian: từ ngày từ ngày 18/01/2021 đến hết ngày 19/3/2021.

b. Mức thu lệ phí:

- Xử lí hồ sơ đăng kí dự thi: 100.000 đ/thí sinh/hồ sơ.

- Lệ phí thi: 360.000 đ/thí sinh.

- Kinh phí ôn tập (nếu có nhu cầu): 3.000.000 đ/3 môn.

- Kinh phí học bổ sung kiến thức (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức): 300.000 đ/tín chỉ.

c. Thời gian ôn tập và bổ sung kiến thức:

- Bổ sung kiến thức: từ 01/3/2021.

- Ôn tập: từ 22/3/2021.

Xem danh sách, lịch học ôn tập và bổ sung kiến thức từ ngày 26/2/2021 tại website: http://sdh.hnue.edu.vn.

d. Các yêu cầu chuẩn đầu vào và đầu ra trong quá trình đào tạo thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.

 

Liên hệ: Thầy Hiếu 0983863333

Thầy Cường: 0902173386

 

Người đăng:Quản trị viên
03-03-2021