Cơ cấu tổ chức

Hội nghị và lễ ra mắt bộ sách công tác xã hội trường học


18-02-2020

Hội nghị và lễ ra mắt bộ sách công tác xã hội trường học đã diễn ra trong không khí đầy hứng khởi của trao đổi học thuật và sự xúc động tình người. Những báo cáo của hội nghị ngày hôm nay tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực sự đã để lại rất nhiều ấn tượng cho người tham dự từ mọi miền Tổ Quốc, chúng tôi tin đã làm hài lòng người tham dự về nội dung chuyên sâu và chất lượng của từng báo cáo; tính đa dạng của các báo cáo trong lĩnh vực công tác xã hội trường học; sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học, các bạn sinh viên, các bộ ngành và các tổ chức phi chính phủ.
Báo cáo mở màn của hội nghị với sự trình bày của chuyên gia công tác xã hội Quốc tế đến từ Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, TS. Pauline Memeduma: “Child protection social work education - the need for a strategic education/training response in Vietnam” mang đến nguyên tắc vàng cho nhân viên xã hội là năng lực của nhân viên xã hội phải tỷ lệ thuận với nhu cầu của xã hội.
Báo cáo của GS. Leticia Villarreal Soá, học giả Fulbright đến từ Đại học Dominican, Hoa Kỳ với báo cáo “Mô hình Công tác xã hội trong bối cảnh toàn cầu” đã đưa ra khái quát về Công tác xã hội, bối cảnh Công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt một số nội dung sau:
Công tác xã hội trường học là gì?
📍Thực hành trong bối cảnh nhà trường
📍Hỗ trợ học sinh mọi mặt trong đời sống
📍Cầu nối giữa trường học, gia đình và cộng đồng
📍Bao gồm cả các hoạt động thực hành vi mô và vĩ mô
📍Tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn trong thực hành cả vì mô và vĩ mô
📍5 mảng nhiệm vụ quan trọng:
🔍Xây dựng mối quan hệ và cung cấp dịch vụ tới gia đình và trẻ em
🔍Xây dựng mối quan hệ và cũng cấp dịch vụ tới giáo viên và đội ngũ nhà trường
🔍Cũng cấp các dịch vụ tới những người khác trong môi trường giáo dục
🔍Các dịch vụ cộng đồng
🔍Quản lý và các nhiệm vụ chuyên môn khác
📌Báo cáo cũng chỉ ra các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Việt Nam:
📎8-29% trẻ em và vị thành niên Việt Nam gặm những thách thức về sức khỏe tâm thần - có sự đa dạng về tuổi tác, giới tính và nơi sinh sống
📎Trong 10 trên 63 tỉnh - tỷ lệ hiện gặp vấn đề SKTT là khoảng 12%
📎Vì vậy, hơn 3 triệu trẻ em đang cần dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
📎Các vấn đề SKTT thường gặp như vấn đề nội hoá (lo lắng, trầm cảm, cô đơn) và các vấn đề ngoại hoá (ADHD- tăng động giảm chú ý...)
📎Tỷ lệ tự tử tương đối thấp (-2,3%) so với toàn cầu(9,1%)
📎Nhưng những thách thức về SKTT ở Việt Nam đang gia tăng
📎Vấn đề SKTT không được hiểu rõ ở Việt Nam
(Unicef, 2018)
🔐Công tác xã hội trường học có hiệu quả như thế nào?
🖍Các bằng chứng cho thấy nhân viên CTXH trường học ảnh hưởng đến nhiều vấn đề học tập, xã hội, tình cảm và hành vi của học sinh.
🖍Một phân tích trong nghiên cứu được công bố cho thấy CTXH trường học có liên quan đến sự cải thiện điểm số học tập của học sinh.
🔏CTXH trường học có trách nhiệm thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh nhà trường
🔏Nhân viên CTXH trường học trên toàn thế giới có nhiều trách nhiệm và vai trò chung
🔏Nhân viên CTXH trường học đối mặt với nhiề thách thức như nhận diện thiếu vai trò họ có thể làm trong trường, thiếu sự hợp tác liên ngành, nhiều vai trò và phức tạp.
📘Báo cáo của Nhà giáo ưu tú.TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tấm lý - giáo dục học Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng với báo cáo “Công tác xã hội trong trườn THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình - Hà Nội” đã chia sẻ với Hội nghị hiệu quả áp dụng mô hình giáo dục của trường El.Camino Real (USA), mô hình giáo dục đặc biệt (1989-2005) và mô hình giáo dục không chọn lọc đầu vào (2005 đến nay). Báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị cho việc tổ chức CTXH trong trường học Việt Nam hiện nay dựa trên sự đảm bảo an toàn và công bằng cho mọi học sinh, mọi cấp học. Không để học sinh bị thất bại học đường.
📒Báo cáo “phòng tham vấn 3C” của ThS. Đỗ Thị Trang, trưởng phòng giáo dục và bảo vệ trẻ em của tổ chức Good Neigbour International đã làm nổi bật tính chất 3C của nhân viên CTXH trong trường học là chuyên môn, chuyên trách và chuyên nghiệp. Với phương châm hành động: lắng nghe, thấu hiểu và để trẻ được là chính mình đã cho thấy những hiệu quả rất ý nghĩa của 3 phòng tham vấn ở 3 trường dự án tại Hà Nội.
📙Báo cáo của cô giáo Chu Thị Huệ đến từ trường PTDTBT THCS Lãng Ngâm tỉnh Bắc Kạn với “Mộ số hoạt động do ChildFund tài trợ nhằm tăng cường kỹ năng sông, cảm xúc tích cực cho học sinh tại trường THCS Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn” đã đem đến hội nghị không khí rất xúc động khi chứng kiến sự tiến bộ của các em học sinh dân tộc thiểu số với sự tham gia của cán bộ giảng viên, sinh viên khoa CTXH, ĐHSP Hà Nội dưới sự hỗ trợ của Tổ chức ChildFund tại Việt Nam.
📔Báo cáo “Thực tập Công tác xã hội tại trường tiểu học thực hành Nguyễn Tất Thành” của TS. Ngô Vũ Thu Hằng, hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ những hiệu quả thiết thực của sự tham gia thực hành CTXH của sinh viên khoa CTXH tại trường, từ đó mở ra nhiều hợp tác tiếp theo cùng những gợi mở về nhận thức đúng đắn của các nhà trường về vai trò của nhân viên CTXH trong trường học.
Trong buổi lễ ra mắt bộ sách “Công tác xã hội trường học”, bà Lê Hồng Loan, trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhỉ đồng LHQ tại Việt Nam (UNICEF) đã có những chia sẻ vô cùng sâu sắc. Trước sự cần thiết phải đào tạo đội ngũ nhân viên CTXH có đủ năng lực chuyên môn thực hiện CTXH và bảo vệ trẻ em trong trường học, UNICEF đã phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội xây dựng tài liệu chuyên ngành về CTXH trong công tác bảo vệ trẻ em để đưa vào các môn tự chọn của chương trình Cử nhân CTXH. Các tài liệu này tập trung vào cung cấp các kỹ năng giải quyết các vấn đề trẻ em gặp phải như bạo lực học đường, nghiện chất, nghiện Internet, hỗ trợ học sinh có vấn đề về SKTT, học sinh khuyết tật, học sinh ở các vùng dân tộc thiểu số. Dựa trên kinh nghiệm Quốc tế và phù hợp với bối cảnh Việt Nam, UNICEF đưa ra những khuyến nghị với các cấp bộ ngành và các trường đào tạo để tiếp tục phát triển CTXH trường học tại Việt Nam.
☘️Tập thể giảng viên, sinh viên khoa Công tác xã hội, trường ĐHSP Hà Nội xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị khách quý, các quý đồng nghiệp đến từ mọi miền Tổ Quốc để chúng tôi có được Hội nghị và buổi lễ ra mắt sách thành công như hôm nay.
Trân trọng!

Người đăng:Quản trị viên
18-02-2020